3 Tips làm Nước cốt dừa ĂN cực Lôi cuốn
Nước cốt dừa là nguyên liệu quan trọng, không thể thiếu khi chế biến các món bánh ngọt, nấu chè, đồ xôi, pha chế đồ uống. Làm cách nào để có được cốt dừa vừa đặc sánh, vừa ngọt thơm, béo ngậy, ăn là nghiện? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Xem thêm:
- Mẹo làm Bánh sữa tươi chiên giòn thơm béo ngậy
- 3 Món làm từ Xay dâu với sữa tươi THƠM lừng
- Sau sinh bao lâu được uống trà sữa?
3 Cách làm Nước cốt dừa béo ngậy, ngon khó cưỡng
Cách làm cốt dừa từ dừa khô
Đầu tiên, chúng ta cần lột vỏ quả dừa khô. Bổ đôi để lấy phần nước dừa. Bào sạch phần vỏ, giữ lại phần cơm dừa màu trắng sữa đục.
Phần cơm dừa này được đem đi bào sợi. Sợi càng nhỏ thì khi vắt lấy nước cốt dừa càng nhiều. Cho tất cả những phần cốt dừa vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn ở số lớn nhất. Cuối cùng lược qua rây, bóp phần cơm dừa cho ra hết nước cốt. Vậy là ta đã thu được cốt dừa nguyên chất, sền sệt, thơm ngon, béo ngậy đúng chuẩn.
Cách làm Nước cốt dừa từ dừa nạo
Nguyên liệu cần có:
+ 33gr dừa nạo
+ 200ml nước ấm
+ 2 thìa café bột năng
+ 1/5 thìa café muối
Cho nước ấm vào dừa nạo. Nhồi bằng tay để dừa nạo mềm nhuyễn. Lọc ra rây để lấy được nước cốt dừa.
Phần nước cốt này chúng ta sẽ nêm vào một ít muối tinh. Bắc lên nồi đun sôi. Cho thêm một ít bột năng vào vừa đun vừa khuấy đều tay. Nấu khoảng 1 – 2 phút thì phần nước cốt dừa bắt đầu trở nên đặc sánh lại thì tắt bếp.
Cách làm cốt dừa với sữa tươi
Để làm cốt dừa sữa tươi, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
+ 400ml cốt dừa
+ 1l nước dão dừa
+ 1 chén sữa tươi
+ 2 thìa café đường
+ 1 thìa café bột năng
+ ½ thìa café muối
+ 1 ít lá dứa
Nấu nước dão dừa, đường, muối, bột năng lại với nhau. Vừa nấu vừa khuấy đều. Đợi đến khi hỗn hợp bắt đầu đặc sánh lại thì thêm lá dứa vào cho thơm.
Khi hỗn hợp sôi lên thì tiếp tục cho nước cốt dừa và sữa tươi vào đun cùng. Chờ hỗn hợp sôi trở lại, quan sát thấy đặc sánh sền sệt thì có thể tắt bếp.
Làm thế nào để nước cốt dừa giữ được lâu hơn?
Nước cốt dừa thường rất dễ bị hư, nếu như không được bảo quản đúng cách. Nhất là vào những ngày hè nắng nóng, nhiệt độ cao càng làm cho nó dễ bị hỏng nhanh chóng hơn.
Sở dĩ lại như vậy là vì trong cốt dừ có chứa hàm lượng chất béo cao. Bạn không nên bỏ ở ngoài trời, nhất là những ngày nhiệt độ nóng. Thay vào đó, bạn chỉ cần bỏ vào hộp hay chai, lọ thủy tinh đậy kín nắp. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thì có thể dùng được lâu hơn, từ 2 – 3 tuần.
Khi lấy nước dừa để chế biến, bạn nên chia nhỏ ra nhiều phần. Dùng hết đến đâu thì lấy thêm đến đó. Phần không dùng đến cần nhanh chóng cất trở lại vào tủ lạnh. Bởi vì nếu để quá lâu ở nhiệt độ thường thì cốt dừa sẽ rất dễ bị hỏng.
Xem thêm:
- [Thắc mắc] Trà sữa để được bao lâu?
- TOP 9 loại Topping trà sữa nhắc là thèm
- Trà sữa Tiếng Anh là gì? Nguồn gốc thú vị về Trà sữa ít ai biết
Bí quyết làm nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy
Để nước cốt dừa có màu trắng sữa đục đẹp mắt, đặc sền sệt, thơm hương dừa và có vị beo béo đặc trưng thì trong quá trình làm nước cốt, bạn cần lưu ý một số điều sau:
+ Trong quá trình nấu nước dừa phải luôn khuấy đều tay.
+ Nấu cốt dừa đến khi sánh vừa, không quá đặc. Vì sau khi tắt bếp để nguội thì nước cốt sẽ còn đặc hơn lúc ban đầu một tí.
+ Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc nêm nếm gia vị cho thích hợp. Nếu dùng làm bánh thì cần cho nhiều đường và muối hơn, vì bánh cần có độ ngọt cao hơn các công thức chế biến còn lại.
+ Không đun sôi già lửa vì làm như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng chuyển hóa từ nước cốt chuyển sang dầu dừa. Dễ bị tách nước. Mất đi mùi thơm và vị béo lúc ban đầu.
Nước cốt dừa làm món gì ngon?
Khoai mì hấp nước dừa
Khoai mì hấp nước dừa là món ăn quen thuộc trong tuổi thơ của nhiều thế hệ. Một món ăn mộc mạc, dân dã, chế biến đơn giản nhưng hương vị lại khiến bạn nhớ mãi không quên.
Khoai mì mềm dẻo được kết hợp kèm nước dừa ngọt ngọt, beo béo. Bên trên rắc chút mè rang làm dậy lên hương vị. Món này có thể dùng để ăn lót dạ buổi sáng hay ăn xế cũng rất phù hợp.
Chè sầu riêng cốt dừa
Cốt dừa là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong rất nhiều loại chè. Một trong những loại chè được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay là chè sầu riêng.
Chè sầu riêng vừa thơm vừa béo. Kết hợp thêm nước cốt ngọt thơm, béo ngậy, thật sự quyến rũ team nghiện béo phải “chết mê chết mệt” đấy nhé.
Bánh chuối hấp cốt dừa
Bánh chuối hấp cốt dừa được coi là món bánh đặc sản của miền Tây.
Bánh chuối dẻo dẻo dai dai, hòa quyện với nước cốt dừa đặc sánh bên trên thơm ngon, ngọt béo vừa phải. Từng miếng bánh chuối trở nên thơm ngậy, khó lòng cưỡng lại được.
Bánh tằm bì cốt dừa
Tuổi thơ học sinh của các bạn chắc chắn không thể thiếu món bánh tằm bì.
Những sợi bánh tằm đủ màu sắc vừa dai dai, ngọt nhẹ, beo béo, bì giòn sần sật, pha xíu nước mắm chua ngọt. Ăn kèm với cốt dừa béo ngậy thơm ngon. Chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bạn.
Bánh bò cốt dừa
Thuở bé, mỗi khi đợi mẹ đi chợ về, trên tay mẹ mà cầm những chiếc bánh bò nóng hổi thơm nức mùi nước cốt dừa là đủ để làm bạn phải xuýt xoa rồi đúng không nào.
Chắc hẳn đến nay, hương vị ấy vẫn in sâu trong tâm trí của nhiều người.
Món bánh bò bông nước cốt dừa mềm dai, xốp xốp. Bánh không quá ngọt mà lại thơm mùi gừng, mùi nước cốt dừa cực kỳ dễ ăn. Nó gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của hầu hết mọi người ở miền Trung, Nam Bộ.
Cà phê cốt dừa
Nếu bạn đã biết cốt dừa được ứng dụng làm bánh, nấu chè, rim món mặn… Vậy thì trong pha chế thì sao?
Điển hình nhất cho những món đồ uống có sự góp mặt của nước cốt dừa là phải kể đến món Café nước cốt dừa nổi đình đám hiện nay.
Người ta dùng cốt dừa ngọt dịu, béo ngậy để làm giảm bớt phần nào vị đắng gắt của café đen nguyên chất. Đồng thời, vị béo của cốt dừa cũng làm cho café trở nên đằm vị hơn. Đi kèm với món đồ uống này là những loại topping cũng được lấy từ dừa như vụn dừa sấy khô, cơm dừa nạo,…
Team hảo dừa chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm món đồ uống này.
Lời Kết
Hy vọng qua bài viết trên đây của chúng tôi. Bạn đã biết làm thế nào để có được Nước cốt dừa thơm ngon, nguyên chất, đậm đặc. Cũng như biết được cách bảo quản, giữ được nước cốt lâu hơn, ứng dụng làm nhiều món ngon hơn. Chúc các bạn thành công.