Dùng Trà gì Nấu trà sữa THƠM nhất?
Trà nấu trà sữa thường dùng loại nào để cho hương vị thơm ngon, đậm đà nhất?
Trà sữa là món đồ uống gây sốt trong giới trẻ và vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày càng có nhiều biến tấu đa dạng về hương vị của trà sữa. Giúp cho nó không những trở thành món đồ uống khoái khẩu của các bé nhỏ, mà ngay cả người lớn, nhất là các bạn trẻ cũng phải phát “nghiện”.
Một trong những điểm nhấn của trà sữa đó chính là phần nước cốt trà rất thơm và đậm vị trà. Vậy, bạn có biết, người ta thường dùng trà gì nấu trà sữa hay không?
Có thể bạn quan tâm:
- [Thắc mắc] Trà sữa để được bao lâu?
- Cách pha Trà sữa Hokkaido thơm ngon chuẩn vị
- Buffet Trà sữa: Tưởng không lời nhưng Lời không tưởng
5 Loại trà nấu trà sữa thơm ngon nhất
Trà là một trong những nguyên liệu chính để pha trà sữa. Chọn trà có hương thơm, vị đậm đà, hợp với tính chất của vị trà sữa loại nào theo loại đấy sẽ giúp đem đến cảm giác hợp vị, lôi cuốn hơn.
Ngày nay, cùng với sự biến tấu đa dạng của các vị trà sữa mà người ta sẽ linh động chọn các loại trà pha nước cốt cho phù hợp. Cùng xem, trà nấu trà sữa loại nào ngon nhất nhé?
Trà Ô long
Chắc hẳn đây là loại trà quen thuộc nhất của rất nhiều người. Trà có hương thơm đặc trưng, hậu vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Khi kết hợp với sữa sẽ tạo thành trà sữa có vị béo ngậy, ngọt thơm hài hòa.
Trà Ô long có độ oxy hóa khoảng 30 – 40%. Cho nên, khi pha nước cốt trà, màu trà sẽ chuyển dần từ hổ phách sang nâu đỏ rất bắt mắt.
Có thể kể tên một số loại trà sữa dùng trà Ô long làm nước cốt trà trong pha chế như: trà sữa Ô long đặc biệt, trà sữa Hokkaido….
Xem thêm:
Hồng trà
Hồng trà, hay còn gọi là trà đen. Là một trong những loại trà nấu trà sữa cực kỳ thông dụng, phổ biến.
Màu của hồng trà tương tự như trà Ô long. Nhưng, tùy vào công thức pha mà hồng trà sẽ có màu nâu sáng hơn, hoặc đỏ đậm hơn.
Điểm nhấn đặc trưng của hồng trà sữa đó là mùi hương rất thơm và đậm vị. Có chút vị đắng nhưng không gắt, đủ để hòa quyện với vị ngọt béo của sữa, tạo cảm giác dễ chịu, khoan khoái cho người thưởng thức.
Điểm qua một số dùng hồng trà nấu trà sữa như: hồng trà kem sữa, hồng trà kem cheese,…
Lục trà
Lục trà, hay trà xanh là loại trà thông dụng nhất, có nhiều tác dụng hữu ích đến sức khỏe của người dùng.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, uống trà xanh giúp ngăn ngừa lão hóa, chống oxy hóa, bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường,…
Những lá trà xanh khô có vị thanh thanh mát mát giúp người dùng cảm giác được thư giãn, giải tỏa stress, xua tan căng thẳng.
Trà xanh nấu trà sữa sẽ tạo thành những món đồ uống thơm ngon, có hương vị thanh mát, giải nhiệt như: trà sữa bạc hà, trà sữa Matcha, trà xanh kem Cheese,…
Đọc ngay: Trà sữa vị bạc hà: Thức uống mát lạnh sảng khoái ngày hè
Trà Thiết Quan Âm
Đây là loại trà xuất xứ từ Đài Loan, có nhiều nét tương đồng với trà Ô long. Tuy nhiên, vì độ oxy hóa của trà Thiết Quan Âm thấp hơn, nên vị chát của nó cũng ít hơn trà Ô long, và có mùi hương dịu nhẹ thoang thoảng.
Bên cạnh là một loại trà nấu trà sữa thì nó cũng có thể kết hợp với các loại kem, lớp milkfoam để làm tăng hương vị, cũng như độ béo ngậy cho ly trà sữa của bạn.
Trà Thái nấu trà sữa
Có 2 loại trà Thái: trà Thái xanh và trà Thái đỏ. Cách phân biệt này dựa trên màu sắc của trà sau khi pha. Nếu trà Thái xanh mang hương thơm dịu nhẹ, thanh mát, thì trà Thái đỏ lại đậm hương thảo dược đặc trưng của xứ sở chùa Vàng.
Xem thêm: 3 Công thức pha Trà sữa Thái Đỏ “đỉnh của chóp”
3 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trà khi nấu trà sữa
Nhiệt độ
Nhiệt độ pha trà ảnh hưởng rất lớn đến hương vị của trà. Nếu nước quá nóng đột ngọt tác động vào lá trà, sẽ làm giảm đi hương thơm và vị vốn có tự nhiên của trà.
Ngược lại, nếu nước quá nguội thì sẽ làm cho trà không tiết ra hết chất, không nở hết. Nên chúng ta còn thường gọi là trà có vị “nhạt nhẽo”.
Đối với từng loại trà pha trà sữa sẽ có ngưỡng nhiệt thích hợp để pha chế. Bạn nên lưu ngay lại nhé:
- Lục trà: 70 – 80 độ C
- Trà Ô Long: 90 độ C
- Trà đen: 100 độ C
Ủ trà trong bao lâu?
Ủ trà hay hãm trà là công đoạn ủ trà cho ra hết chất, hết vị. Nói như vậy không có nghĩa là cứ ủ trà càng lâu thì trà sữa sẽ càng đậm vị đâu nhé.
Nếu thích uống trà sữa đậm vị trà thì bạn có thể tăng thêm lượng trà và thời gian khi ủ. Nếu ủ ít trà thì chỉ cần dành từ 3 – 5 phút là vừa đủ.
Chất lượng trà làm nước cốt
Dùng trà nấu trà sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng sẽ giúp làm tăng hương vị thơm ngon, lôi cuốn của trà sữa.
Trà thường có vị đắng và chát, riêng Ô long hậu vị ngọt dịu. Để giảm đi độ đắng này, thì khi pha trà sữa, bạn có thể thêm một chút mật ong để cân bằng hương vị. Đồng thời, sữa đặc, sưa tươi hay kem béo được thêm vào theo tỉ lệ phù hợp sẽ giúp làm cho trà sữa có vị ngọt béo đậm đà đặc trưng.
Lời Kết
Hy vọng rằng, với những gọi ý và thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được nên chọn loại trà nấu trà sữa loại nào ngon nhất, phù hợp nhất với từng loại đồ uống cụ thể nhất nhé. Bạn có thể bỏ túi những chia sẻ hữu ích này vào vận dụng tự làm trà sữa tại nhà, hoặc làm công thức kinh doanh trà sữa đều sẽ thành công. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này nhé.